Dùng máy lạnh bị nhiễm điện từ, nguyên nhân và cách khắc phục

Máy lạnh là thiết bị được sử dụng phổ biến hàng ngày nhưng đôi khi thường xảy ra hiện tượng tĩnh điện khiến nhiều người dùng lo lắng. Hãy cùng Điện Máy 2Hand tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho hiện tượng này trong bài viết dưới đây nhé! 

Nội dung bài viết

Hiện tượng tĩnh điện là gì?

Tĩnh điện là hiện tượng thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày và xảy ra khi xuất hiện sự mất cân bằng điện tích trên bề mặt 1 vật liệu. Điện tích của vật này sẽ truyền sang vật kia khi 2 vật chất tiếp xúc với nhau gây ra tình trạng thừa điện tích âm hoặc dương trên 1 vật. 

Hiện tượng tĩnh điện khi các vật chất tiếp xúc

Trong cơ thể chúng ta có thể tạo ra lượng điện năng siêu nhỏ và dễ thấy nhất chính là cảm giác tê tê, giật nhẹ hoặc phát ra tiếng tanh tách khi vô tình chạm vào một vật nào đó. Bạn cũng không phải quá lo lắng về hiện tượng tĩnh điện bởi vì dòng điện này rất yếu và không đủ để gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khỏe. 

Nguyên nhân hình thành hiện tượng tĩnh điện khi sử dụng máy lạnh

Khi sử dụng máy lạnh thì không khí luân chuyển trong phòng kín sẽ làm giảm độ ẩm của không khí. Các phân tử nước trong không khí khi thiếu ẩm sẽ không thể đưa các ion điện từ trong cơ thể ra ngoài để trung hòa lượng điện tích nên gây ra hiện tượng tĩnh điện. 

Xuất hiện tĩnh điện khi dùng máy lạnh do không khí thiếu độ ẩm

Không khí càng khô sẽ càng dễ gây ra hiện tượng tĩnh điện khi ma sát các vật với nhau, vì thế nhiệt độ máy lạnh trong phòng thấp thì hiện tượng này xảy ra rõ ràng hơn. Ví dụ như khi chúng ta chạm vào mền, gối, tay nắm cửa bằng kim loại hay các vật trong phòng máy lạnh thiếu ẩm sẽ có cảm giác giật nhẹ. 

Cảm giác giật nhẹ khi chạm vào các vật dụng trong phòng máy lạnh

Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng tĩnh điện? 

Mặc dù hiện tượng tĩnh điện không gây hại cho cơ thể nhưng sẽ khiến người dùng cảm giác khó chịu khi chạm vào các vật thể trong phòng máy lạnh. Tin rằng những gợi ý dưới đây của Điện Máy 2Hand sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này. 

Tạo độ ẩm cho không khí trong phòng

Thông thường nếu độ ẩm trên 60% thì rất ít gặp phải tình trạng tĩnh điện. Vì thế chúng ta có thể khắc phục hiện tượng tĩnh điện bằng cách tăng độ ẩm cho không khí trong phòng kín để giảm tích tụ thừa điện tích  cho cơ thể. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm để khắc phục hiện tượng tĩnh điện

Bạn có thể sử dụng các thiết bị như máy phun sương, máy cân bằng ẩm, máy tạo độ ẩm,… để giúp bổ sung độ ẩm cho không khí khi sử dụng máy lạnh trong phòng kín. Cách đơn giản và tiết kiệm hơn để tăng độ ẩm đó là đặt một chậu nước trong phòng và hơi nước sẽ giúp trung hoà điện tích trong cơ thể bạn. 

Đặt chậu nước trong phòng để tăng độ ẩm không khí

Cân bằng điện tích bằng máy tạo ion

Ngoài việc tăng độ ẩm cho không khí để tránh hiện tượng tĩnh điện thì bạn có thể sử dụng các loại máy tạo ion nồng độ cao hoặc các thiết bị có hỗ trợ tính năng tạo ion như máy lọc không khímáy lạnh có tính năng tạo ion sẽ là giải pháp giúp làm giảm sự mất cân bằng điện tích trong phòng sử dụng máy lạnh.

Dùng thiết bị tạo ion trong phòng máy lạnh để tránh hiện tượng tĩnh điện

Thường xuyên mở cửa tăng lượng không khí ẩm 

Bên cạnh đó, mở cửa thông thoáng khi không sử dụng máy lạnh để làm giảm lượng không khí khô trong phòng cũng sẽ giúp hạn chế được tình trạng nhiễm điện.

Mở cửa thông thoáng để không khí đủ ẩm vào phòng

Thường xuyên mở cửa để giảm lượng không khí khô

Điện Máy 2Hand hy vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn tìm được cách khắc phục hiện tượng tĩnh điện khi sử dụng máy lạnh. 

9 những suy nghĩ trên “Dùng máy lạnh bị nhiễm điện từ, nguyên nhân và cách khắc phục

  1. Mary Brown nói:

    Bài viết này thật là buồn cười! Máy lạnh nhiễm điện từ? Chắc là tác giả xem phim khoa học viễn tưởng quá nhiều rồi!

  2. John Doe nói:

    Bài viết rất hữu ích! Giúp mình hiểu rõ hơn về vấn đề nhiễm điện từ khi sử dụng máy lạnh. Cảm ơn tác giả!

  3. Jane Smith nói:

    Mình thấy bài viết này hơi chung chung, có thể nói rõ hơn về cách khắc phục cho từng loại máy lạnh không?

  4. Michael Davis nói:

    Bài viết này thật là hữu ích! Giờ mình biết cách để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm điện từ từ máy lạnh rồi!

  5. Robert Garcia nói:

    Tôi không hiểu tại sao máy lạnh lại bị nhiễm điện từ. Nó là thiết bị điện tử mà, không phải là nam châm!

  6. Sarah Miller nói:

    Ôi trời ơi, đọc bài viết này xong mình sợ quá! Không biết máy lạnh nhà mình có bị nhiễm điện từ không nữa?

  7. Peter Jones nói:

    Tôi không tin là máy lạnh có thể bị nhiễm điện từ. Chắc chắn là do lỗi kỹ thuật nào đó thôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat trực tiếp cho chúng tôi