Cách tính công suất máy lạnh, điều hòa phù hợp với từng căn phòng, nên biết trước khi mua

Khi mới lần đầu mua máy lạnh, có lẽ ai cũng rất băn khoăn về việc chọn công suất máy như thế nào để phù hợp với diện tích căn phòng hoặc nhà ở. Sau đây, Điện Máy 2Hand sẽ hướng dẫn cách tính công suất đơn giản đến bạn, cùng tìm hiểu nhé.

Nội dung bài viết

Vì sao cần lắp máy lạnh đúng công suất?

Khi lắp đặt máy lạnh trong phòng, bạn cần phải tính toán cẩn thận để máy lạnh có thể hoạt động đạt được hiệu quả làm lạnh tốt nhất và tiết kiệm chi phí.

  • Nếu công suất làm lạnh quá nhỏ so với diện tích cần làm lạnh của căn phòng, máy sẽ phải hoạt động liên tục, gây quá tải, ảnh hưởng đến tuổi thọ và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
  • Ngược lại, việc lắp máy lạnh có công suất quá lớn so với diện tích cần làm lạnh của căn phòng cũng gây ra tình trạng lãng phí điện năng và tốn chi phí mua máy cao hơn.

Vì sao cần lắp máy lạnh đúng công suất?

Các cách tính công suất máy lạnh

Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu sẽ dựa vào các thông số về diện tích hoặc thể tích không gian cần làm lạnh của căn phòng nhà bạn. 

Công suất máy lạnh thường được tính bằng BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh.tính công suất máy lạnh phù hợp với diện tích

Tính công suất máy lạnh theo diện tích phòng

Công thức này có thể áp dụng cho các căn phòng với điều kiện trần nhà có độ cao trung bình từ 3m trở xuống (chiều cao trung bình thường thấy của phòng ở Việt Nam).

Tính công suất máy lạnh theo diện tích phòng

Ví dụ: Phòng có diện tích 15 m2 bạn sẽ tính được: 15 m2 x 600 BTU = 9.000 BTU, tương đương chiếc máy lạnh công suất 1 HP.

Mời bạn tham khảo gợi ý công suất máy lạnh theo diện tích phòng

Công suất máy lạnh Diện tích phòng
1 HP ~ 9000 BTU Dưới 15 m2
1.5 HP ~ 12.000 BTU Từ 15 đến 20 m2
2 HP ~ 18.000 BTU Từ 20 đến 30 m2
2.5 HP ~ 24.0000 BTU Từ 30 đến 40 m2

Tính công suất máy lạnh theo thể tích phòng

Ưu điểm của cách tính theo thể tích là sẽ đáp ứng được độ chuẩn xác hơn so với cách tính theo diện tích. Nên áp dụng cách tính này với những trường hợp nhà có trần cao, phòng gác trọ thông từ trên xuống,… 

Tính công suất máy lạnh theo thể tích phòng

Ví dụ: Phòng có thể tích 50 m3 bạn sẽ tính được: 50 m3 x 200 BTU = 10.000 BTU, bạn nên chọn máy lạnh công suất 1.5 HP để làm mát tốt hơn.

Mời bạn tham khảo gợi ý công suất máy lạnh theo thể tích phòng

Công suất máy lạnh Thể tích phòng
1 HP ~ 9000 BTU Dưới 45 m3
1.5 HP ~ 12.000 BTU Dưới 60 m3
2 HP ~ 18.000 BTU Dưới 80 m3
2.5 HP ~ 24.0000 BTU Dưới 120 m3

Tính công suất theo dựa theo các điều kiện bên ngoài

Các cách tính trên đều đã lược bỏ các yếu tố tác động bên ngoài để đơn giản hóa, đưa ra độ chính xác ở mức độ tương đối, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu có các thông số cụ thể bạn cũng có thể tính chi tiết công suất máy lạnh theo điều kiện bên ngoài theo công thức dưới đây.

Tính công suất theo dựa theo các điều kiện bên ngoài

Công suất làm lạnh của máy lạnh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như: vật liệu xây dựng, nguồn nhiệt tác động trực tiếp, số lượng người trong phòng, phòng có nhiều thiết bị điện tử, cửa sổ trong căn phòng,…

Tóm lại, tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà có thể quyết định máy có công suất lớn hơn từ 0.5 đến 1 HP dựa vào các trường hợp: trần nhà cao đến 5m, cửa sổ phòng ở hướng tây và nam, tầng áp mái, bao gồm nhà bếp, phòng có nhiều người sinh hoạt,… để trừ hao mức độ nhiệt nóng sẽ tổn thất công suất làm lạnh. 

Một số gợi ý cho lắp máy lạnh ở các không gian phòng khác nhau

Công suất

Gia đình

Quán cà phê/Nhà hàng

Khách sạn

Văn phòng

1 HP

45 m3

30 m3

35 m3

45 m3

1.5 HP

60 m3

45 m3

55 m3

60 m3

2 HP

80 m3

60 m3

70 m3

80 m3

2.5 HP

120 m3

80 m3

100 m3

120 m3

Gợi ý nhanh công suất máy lạnh dựa trên thể tích phòng cho các không gian khác nhau

Máy lạnh cho phòng gia đình

Máy lạnh cho hộ gia đình thường có công suất nhỏ, bởi vì nó không phải cần làm lạnh quá nhiều. Tuy nhiên, nếu không gian phòng mà bạn đặt máy lạnh là phòng khách hoặc bếp, thì nên cộng thêm 0.5 HP. Vì nơi đó thường chứa nhiều người và có lượng nhiệt tỏa ra tương đối lớn.

Phòng khách do thường đông người bạn nên cộng thêm 0.5 HP

Phòng khách do thường đông người bạn nên cộng thêm 0.5 HP

Máy lạnh cho quán cà phê, nhà hàng

Với đặc thù quán cà phê, nhà hàng là những nơi có đông người và thường xuyên mở cửa ra vào, nên bạn cần phải chọn loại máy lạnh có công suất tương đối lớn.

Quán café nên chọn loại máy lạnh có công suất lớn

Quán cà phê nên chọn loại máy lạnh có công suất lớn

Máy lạnh cho khách sạn

Hầu như khách sạn thường cho thuê phòng trong thời gian ngắn hạn, nên từ khi vào phòng, người sử dụng thường muốn căn phòng phải có tốc độ làm lạnh nhanh hơn, bạn nên chọn những chiếc máy lạnh có chế độ làm lạnh nhanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

cách tính công suất máy lạnh cho khách sạn

Khách sạn nên chọn loại máy lạnh có tốc độ làm lạnh nhanh

Máy lạnh cho văn phòng làm việc

Hầu hết, các văn phòng làm việc thường có số người làm việc ổn định và thường ngồi cố định trong thời gian dài. Do đó, ta có thể tính công suất máy lạnh như loại máy được sử dụng cho phòng khách gia đình.

Văn phòng làm việc thường có số lượng người nhất định

Văn phòng làm việc thường có số lượng người nhất định

Hy vọng, qua những thông tin nêu trên, bạn sẽ biết được cách tính công suất máy lạnh và lựa chọn cho mình chiếc máy lạnh phù hợp với điều kiện sống của gia đình nhất.

 

14 những suy nghĩ trên “Cách tính công suất máy lạnh, điều hòa phù hợp với từng căn phòng, nên biết trước khi mua

  1. Thanh Ha nói:

    Công suất máy lạnh mà tính theo diện tích phòng à? Vậy thì căn phòng có nhiều cửa sổ, hướng nắng thì sao? Nên tính thêm yếu tố này vào nữa.

  2. Lan Anh nói:

    Mình thấy bài viết này khá hữu ích, nhưng có phần hơi khó hiểu đối với người không chuyên về kỹ thuật. Có thể giải thích rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến công suất máy lạnh được không?

  3. Thảo Vy nói:

    Cái này chắc chỉ áp dụng được cho những căn phòng có diện tích nhỏ thôi, còn những căn phòng lớn thì phải tính toán lại.

  4. Ngọc Linh nói:

    Ôi trời, đọc xong bài viết này mà mình cảm thấy như mình đang học lại kiến thức lớp 10 về vật lý vậy.

  5. Phương An nói:

    Bài viết này rất bổ ích, nhưng có phần hơi khô khan. Tác giả nên thêm vài hình ảnh minh họa cho dễ hiểu hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat trực tiếp cho chúng tôi